Sản phẩm nổi bật

TRUNG NGUYÊN

Lượt truy cập
  • 4
  • 1000
  • 3,416,003

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lo ngại kẻ xấu chiếm quyền điều khiển tivi

  09/03/2017

Trong chuyến thăm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc vào tháng trước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn đã bày tỏ những lo ngại an toàn an ninh thông tin khi sử dụng đầu thu truyền hình kỹ thuật số (Set top box) không phải trong nước sản xuất.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, các doanh nghiệp viễn thông, CNTT tại khu công nghệ cao Hòa Lạc hiện đã làm chủ được thiết kế và sản xuất được các sản phẩm phục vụ phát triển mạng lưới viễn thông và công nghệ thông tin. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn thông tin quốc gia. Do vậy, Bộ TT&TT rất mong muốn chính phủ có các chủ trương hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước.

“Đương nhiên các sản phẩm đấy là sản phẩm tốt, đặt biệt các sản phẩm công nghệ do các doanh nghiệp trong nước tự thiết kế, phát triển và sản xuất trong nước", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng rất mong muốn Chính phủ hỗ trợ cho chính sách để tạo điều kiện, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cung cấp các set top box do họ tự sản xuất vừa đảm bảo an ninh vừa thúc đẩy tiêu thụ được các sản phẩm trong nước.

“Trên thực tế, hiện nay, chúng ta đang thực hiện giai đoạn 2 của đề án số hóa truyền hình. Để thực hiện số hóa truyền hình, Nhà nước đã hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số cho những hỗ nghèo và cận nghèo ở các vùng. Tuy nhiên, hiện nay theo cơ chế phải đấu thầu đối với đơn vị cung cấp đầu thu này. Khi thực hiện đấu thầu, đôi khi đơn vị trúng thầu cung cấp đầu thu lại không phải sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất. Do đó, khi các đầu thu này đưa vào sử dụng trong quá trình số hóa truyền hình mà họ cần làm việc gì đấy thì có thể dùng các đầu thu này để điều khiển hết. Chính vì vậy, Bộ rất mong muốn được chính phủ hỗ trợ cho chính sách để tạo điều kiện, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cung cấp các đầu thu truyền hình kỹ thuật số của mình vừa đảm bảo an ninh vừa tiêu thụ được các sản phẩm trong nước”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ.

Đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 được đội ngũ kỹ sư của công ty VNPT Technology nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm đang chiếm tới 40% thị phần đầu thu số mặt đất trên thị trường Việt Nam. Trong số gần 500.000 đầu thu số đã được trang bị cho bà con tại các tỉnh đã tắt sóng analog, VNPT Technology cung cấp tới hơn 300.000 đầu thu. Ngoài đầu thu DVB-T2, VNPT Technology còn tạo ra các sản phẩm nổi bật như GPON ONT, iGate, các thiết bị mạng, WiFi access point, smartbox 2…Tổng công suất hai nhà máy của VNPT Technology hiện đạt 1 triệu sản phẩm/tháng, tương đương 12 triệu sản phẩm/năm.Đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 được đội ngũ kỹ sư của công ty VNPT Technology nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm đang chiếm tới 40% thị phần đầu thu số mặt đất trên thị trường Việt Nam. Trong số gần 500.000 đầu thu số đã được trang bị cho bà con tại các tỉnh đã tắt sóng analog, VNPT Technology cung cấp tới hơn 300.000 đầu thu. Ngoài đầu thu DVB-T2, VNPT Technology còn tạo ra các sản phẩm nổi bật như GPON ONT, iGate, các thiết bị mạng, WiFi access point, smartbox 2…Tổng công suất hai nhà máy của VNPT Technology hiện đạt 1 triệu sản phẩm/tháng, tương đương 12 triệu sản phẩm/năm.

Những lo ngại của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn là hoàn toàn đúng đắn. Bởi khi công nghệ ngày càng hiện đại, mọi thứ đều kết nối Internet thì việc không tự chủ sản xuất thiết bị đầu cuối sẽ khó có thể kiểm soát được an ninh thông tin ngay từ đầu, nhất là trong bối cảnh tin tặc ngày càng sử dụng các biện pháp tinh vi hơn.

Ví dụ điển hình nhất có thể kể tới chính là những công bố “rúng động” vừa được Wikileaks đưa ra cho thấy Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng những công cụ theo dõi tinh vi xâm nhập vào các smartphone, máy tính và thậm chí cả smartTV kết nối mạng Internet.

Theo đó, các tài liệu này đã hé lộ những chỉ dẫn của CIA về cách sử dụng các công cụ xâm nhập, theo dõi, các mẹo thiết lập cấu hình Microsoft Visual Studio (phần tài liệu được phân loại là Mật/NOFORN) cũng như những ghi chú thử nghiệm về nhiều công cụ xâm nhập, theo dõi khác nhau.

Trong đó có cả các phần mềm chuyên tấn công thiết bị iOS, khai thác lỗ hổng chưa được vá để chiếm quyền kiểm soát thiết bị Android cùng vô số thủ thuật tấn công từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả của NSA và Sở Chỉ huy thông tin Chính phủ (GCHQ), một cơ quan chuyên nghe lén của Anh.

Tất cả các thiết bị tiêu dùng hiện nay gồm smartphone chạy trên iOS và Android, Windows và máy tính Mac, thậm chí là cả smartTV của bất cứ nhà sản xuất nào đều có thể là mục tiêu của CIA.

Điểm đặc biệt mà WikiLeaks mô tả là CIA sử dụng các công cụ nói trên để qua mặt các hệ thống mã hóa của hàng loạt ứng dụng nhắn tin phổ biến hiện nay như WhatsApp, Signal... Mặt khác, CIA còn sử dụng công cụ xâm nhập vào smartTV kết nối mạng và biến chúng thành thiết bị nghe lén. Thậm chí ngay cả khi người dùng đã tắt máy thì tivi vẫn hoạt động như một “rệp điện tử”, thu các lời thoại trong phòng và gửi qua đường truyền Internet về một máy chủ của CIA.

P.V

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả