Sản phẩm nổi bật

TRUNG NGUYÊN

Lượt truy cập
  • 9
  • 753
  • 3,415,756

Tranh luận về chiến lược xã hội hóa phát triển đầu thu truyền hình của MobiTV

  05/12/2016

Sau khi MobiTV công bố chiến lược xã hội hóa phát triển đầu thu truyền hình (đầu thu FTV) thì trong giới kinh doanh đầu thu truyền hình đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao tính hấp dẫn, thì cũng có người nghi ngại về khả năng thành công của chiến lược này.

 

Giới kinh doanh đầu thu rất quan tâm đến chiến lược xã hội hóa đầu thu truyền hình của MobiTV.

Doanh nghiệp sản xuất đầu thu phấp phỏng chờ thời

Ngay sau khi MobiTV công bố chiến lược, giới kinh doanh đầu thu đã rất quan tâm tới chiến lược này. Có ít nhất 4 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đầu thu là: Ưng Bình Châu, Vũ Hồng Minh, LTP Việt Nam và Tân Nguyên An cho ICTnews biết, chính sách của MobiTV khá hấp dẫn và họ sẽ liên hệ với MobiTV để tìm hiểu và xúc tiến đàm phán hợp tác. Tuy nhiên, trong điều kiện hợp tác của MobiTV yêu cầu đối tác phải có tối thiểu nguồn vốn 50 tỷ đồng, điều kiện này có thể là một rào cản với các doanh nghiệp nhỏ nếu muốn hợp tác với MobiTV.

Có một số doanh nghiệp khác cũng tỏ ý dè dặt về tính khả thi của chiến lược này và họ đang nghe ngóng thị trường. Theo đại diện Công ty Điện tử Viễn thông Dũng Nam (nhà phân phối sản phẩm Dunals), trên lý thuyết đây là một chiến lược khá hay, nhưng hiện tại giá bán sản phẩm đầu thu FTV của MobiTV khá cao, chưa chắc đã được người dùng chấp nhận.

 

 

Hiện tại nếu so sánh giá bán đầu thu FTV với nhiều loại đầu thu DVB-T2 phổ thông khác thì giá bán lẻ chênh nhau tới gần 300.000 đồng, giá bán sỉ cũng cao hơn tới hơn 200.000 đồng. Do đó nhiều ý kiến cho rằng, khó có thể đột phá về số lượng nếu như bán sản phẩm đầu thu với giá cao hơn mặt bằng chung của thị trường như vậy.

Bình luận về chiến lược này, một số ý kiến cho hay, nếu như các đơn vị phát sóng quảng bá khác như VTC, SDTV, RTB cùng tham gia với MobiTV khóa mã các kênh phát sóng quảng bá, khi đó chỉ những loại đầu thu DVB-T2 có hệ thống mã khóa thu được sóng truyền hình miễn phí thì việc sử dụng CA để quản lý sóng mới có thể khả thi. Hiện tại MobiTV mới chỉ khóa mã được riêng nhóm kênh do MobiTV phát sóng, nhưng nhóm kênh này không có nhiều kênh “hot”, và các nhà phát sóng khác lại đang phát không khóa mã nên sức cạnh tranh của sản phẩm đầu thu FTV sẽ không cao.

Tuy nhiên, nhóm các nhà sản xuất ủng hộ chiến lược của MobiTV cho rằng, hiện tại MobiTV là nhà phát sóng DVB-T2 có vùng phủ rộng nhất, chất lượng sóng ổn định nhất, nên nếu kết hợp với MobiTV để bán sản phẩm đầu thu DVB-T2 thì sẽ không lo lắng nhiều về chất lượng sóng thu, không lo hiện tượng sóng không ổn định khiến người dùng kêu ca như đã từng xảy ra.

Ngăn chặn được hàng lậu, hàng giả

Ở một góc nhìn khác, một số người còn đánh giá, tính tích cực của việc phát triển đầu thu DVB-T2 có hệ thống khóa mã sẽ có tác dụng ngăn chặn nạn buôn bán đầu thu lậu, đầu thu giả trên thị trường.

 
 
 

Trước khi Nhà nước triển khai Đề án Số hóa truyền hình trên thị trường đã xuất hiện một số loại đầu thu truyền hình miễn phí làm giả, làm nhái nhãn hiệu đầu thu của VTC. Sau khi Đề án Số hóa truyền hình chính thức triển khai giai đoạn 1 nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu mới thực sự bùng phát. Chỉ trong tháng 10 và tháng 11/2016, lực lượng quản lý thị trường các địa phương đã liên tục phát hiện 3 vụ đầu thu giả VTC trên đường vận chuyển. Trước đó, ICTnews cũng nhận được phản ánh của 3 doanh nghiệp: LTP Việt Nam, Tân Nguyên An, Thế hệ mới về việc sản phẩm của các doanh nghiệp này bị làm giả, làm nhái.

Ông Đào Đặng Duy Huân, Phó Giám đốc Kinh doanh của Công ty thiết bị viễn thông truyền hình Ưng Bình Châu cho rằng, mô hình hợp tác phát triển đầu thu truyền hình của MobiTV sẽ có tác động rất lớn đến thị trường đầu thu truyền hình trôi nổi, kém chất lượng như hiện nay.

Hiện tại, thị trường đầu thu truyền hình miễn phí có rất nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém được bán tràn lan, người dùng rất dễ mua phải hàng nhái hàng kém chất lượng. Theo chiến lược xã hội hóa đầu thu của MobiTV, vì có khóa sóng nên chỉ có sản phẩm đầu thu hợp tác với MobiTV mới xem được các kênh khóa mã. Phương thức này sẽ tạo điều kiện để kiểm soát chất lượng đầu thu, hạn chế tình trạng đầu thu giả, kém chất lượng bày bán tràn lan đánh lừa người tiêu dùng như hiện tại.  Như vậy, người xem sẽ có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và tận hưởng chương trình truyền hình có chất lượng tốt hơn trước.

Không chỉ có người tiêu dùng được lợi, mà theo ông Huân, đối với đơn vị sản xuất, phân phối đầu thu do hiện tại thị trường có mức độ cạnh tranh cao, mà hầu hết các hãng cung cấp đầu thu truyền hình đang áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá, như vậy sẽ không bền vững và không có ưu điểm vượt trội hơn đối thủ. Nếu như doanh nghiệp hợp tác với MobiTV thì sẽ tạo được một lợi thế cạnh tranh. Vì MobiTV có gói kênh mã hóa chỉ dành riêng sản phẩm hợp tác với MobiTV có thể xem được. Đây là một ưu thế lớn để cạnh tranh đối với nhà sản xuất và phân phối thiết bị, thông qua đó có thể đẩy mạnh thương hiệu và gia tăng thị phần so với đối thủ.

Ông Bùi Văn Tiếp (nhà phân phối sản phẩm Android TV Box thương hiệu Kiwi Box) cũng cho rằng, việc khóa mã các kênh truyền hình sẽ quản lý được nội dung tốt hơn và ngăn chặn được mặt hàng đầu thu lậu. Nếu như sản phẩm đầu thu do các bên hợp tác với MobiTV sản xuất có giá cả tương đương, nhưng chất lượng tốt hơn thì người dùng chắc chắn sẽ chấp nhận. Hiện nay, nội dung phát sóng trên DVB-T2 của MobiTV có chất lượng ổn định nhất, việc mở rộng vùng phủ sóng của MobiTV cũng có nhiều thuận lợi do có thể tận dụng được các trạm BTS của MobiFone nên làm sẽ nhanh hơn các đơn vị truyền dẫn phát sóng khác.

                                                                            Khôi Nguyên

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả