Sản phẩm nổi bật

TRUNG NGUYÊN

Lượt truy cập
  • 11
  • 710
  • 3,415,713

Số hóa truyền hình: Việt Nam được chọn làm mô hình mẫu cho ASEAN

  04/10/2017

Với những kết quả tích cực đạt được trong quá trình thực hiện số hóa truyền hình, giải phóng băng tần 700 MHz, Việt Nam đã được chọn làm mô hình để phát triển khuyến nghị chung cho các quốc gia khu vực ASEAN.

Tại Hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy số hóa truyền hình, thu hẹp khoảng cách số tại các nước ASEAN”, diễn ra hồi cuối tháng 8 vừa qua tại Phillipin, Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA) đã đánh giá cao quá trình số hóa truyền hình mặt đất và những bài học kinh nghiệm của Việt Nam. Mô hình của Việt Nam đã được lựa chọn làm mô hình để phát triển các khuyến nghị chung đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 28 tỉnh, thành phố (với tổng dân số chiếm hơn 60% dân số cả nước) đã chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2. Dự kiến đến cuối năm nay, 7 tỉnh còn lại của khu vực đồng bằng Nam Bộ (gồm Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh và Trà Vinh) sẽ tiến hành số hóa, sớm hơn 12 tháng so với lộ trình đặt ra trong Đề án. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2017, tất cả các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ sẽ hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất.

60% dân số Việt Nam đã được xem truyền hình số quảng bá, với nét cao hơn, 60% dân số Việt Nam đã được xem truyền hình số quảng bá, với nét cao hơn.

 

Việc đẩy nhanh tiến độ số hóa truyền hình, hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch đặt ra là nỗ lực rất lớn của Ban chỉ đạo Đề án và các đơn vị thực hiện. Trong đó phải kể tới việc sẵn sàng cung cấp thiết bị đầu thu truyền hình số của các doanh nghiệp trong nước.

VNPT - doanh nghiệp cung cấp một lượng lớn đầu thu truyền hình số mặt đất cho Đề án số hóa truyền hình cho biết, việc sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất lớn đã giúp doanh nghiệp này chủ động nguồn đầu thu truyền hình số cũng như đảm bảo được chất lượng, tính an toàn, bảo mật của thiết bị.

Hiện VNPT đang sở hữu hai nhà máy sản xuất có tổng công suất lên tới 2,5 triệu sản phẩm mỗi tháng, dây chuyền hiện đại đặt ngay tại Hà Nội. Với giá thành cạnh tranh, chất lượng thiết bị đảm bảo và khả năng triển khai trang bị đầu thu nhanh chóng, liên doanh VNPT và VnPost đã trúng thầu nhiều dự án cung cấp đầu thu của số. Mới đây nhất là dự án lắp đặt hơn 174.000 đầu thu số DVB-T2 cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 6 tỉnh, thành phố Thái Nguyên, Phú Thọ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận.

Tính đến nay, VNPT cho biết đã đã đưa ra thị trường gần 1 triệu đầu thu DVB-T2, phục vụ cho cả các đề án số hóa lẫn nhu cầu người dân.

Cũng nhờ việc hoàn thành sớm hơn so với lộ trình đề ra, việc giải phóng băng tần 700 MHz của Việt Nam cũng sớm hơn so với dự kiến. 700 Mhz được các quốc gia coi là băng tần “vàng” bởi khả năng phủ sóng di động ở khoảng cách lớn - chìa khóa để triển khai 4G ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa với giá rẻ.

Không giống như nhiều quốc gia khác, băng tần 700 MHz đang là đối tượng “tranh giành” của nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó phổ biến là truyền hình và viễn thông. Cũng có không ít quốc gia đã quyết định dành băng tần 700 Mhz cho lĩnh vực viễn thông song Việt Nam là một trong những quốc gia mà đưa ra quyết định này trong thời gian ngắn nhất, cũng như sắp trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc phân bổ băng tần này cho lĩnh vực viễn thông.

Sử dụng băng tần 700 MHz. các trạm thu phát sóng có khả năng phủ sóng xa hơn với công suất tiết kiệm hơn so với các băng tần cao.Sử dụng băng tần 700 MHz. các trạm thu phát sóng có khả năng phủ sóng xa hơn với công suất tiết kiệm hơn so với các băng tần cao.

Theo một số thông tin chưa chính thức, với việc kết thúc sớm hơn dự kiến một số giai đoạn trong lộ trình số hóa, băng tần 700 Mhz có thể sẽ được phát cho các nhà mạng di động sử dụng sớm hơn so với dự kiến. Mới đầu là ở một vài khu vực, sau khi chờ hoàn thành toàn bộ quá trình số hóa sẽ đưa vào sử dụng trên diện rộng. 

HV

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả